Wednesday, April 11, 2012

Những bài làm văn mẫu nghị luận xã hội_Nguyễn Đức Hùng, Huỳnh Phương Nghĩa

Nguyễn Đức Hùng-Huỳnh Phương Nghĩa

Nhng bài văn mu ngh lun xã hi

Lời nói đầu

Các em học sinh lớp 12 thân mến!

Học là một quá trình rèn luyện vất vả nhất của đời người. Điều gì vất vả mới có được thì đó chính là điều mình quý nhất. Ngày xưa, các sĩ tử bao năm đèn sách, đến kì thi đạt kết quả cao, được ngợi ca bằng hình ảnh so sánh thi vị, cao quý và dũng mãnh: “Cá chép hóa rồng”. Học là chuyện của cả đời người, vì biển học mênh mông. Tuy đại học không phải là con đường duy nhất để vào đời, nhưng đã là học sinh, ai cũng ước mong có ngày mình trở thành một sinh viên đích thực trên giảng đường đại học.

Cấu trúc đề thi THCN, Cao đẳng-Đại học từ năm 2009 có phần nghị luận xã hội. Đây là điều mới mẻ thú vị và hợp lí. Vì mới mẻ chắc chắn các em sẽ thiếu tài liệu tham khảo, chúng tôi trân trọng gửi đến các em cuốn “nhng bài văn mu NGH LUN XÃ HI” nhằm giúp các em tham khảo để làm bài tốt hơn trong các kì thi. Đây là những bài văn hay tập hợp từ những bài viết của học sinh ưu tú, nhà phê bình văn học, học giả tên tuổi trong cả nước.

Là một cuốn sách với rất nhiều kiến thức xã hội. Vì thế hi vọng nó không chỉ mang lại cho các em nhiều điều bổ ích trong các kì thi, mà còn là một hành trang nho nhỏ nhưng thú vị, giúp các em vào đời khi giao tiếp sẽ sâu sắc và tự tin hơn.

Cũng xin lưu ý rằng, dù bài văn có đạt điểm 10/10 cũng không thể gọi là mẫu được, vì văn chương không có mẫu. Hãy học tinh thần cần cù say mê văn chương, sự sáng tạo trong làm văn của bạn,…Để rồi học cái hay của văn bạn và làm ra cái hay cho mình.

Chúc các em thành công!

Trân trọng biết ơn các tác giả có những bài viết mà chúng tôi tuyển chọn trong cuốn sách này

TÁC GIẢ

NGUYỄN ĐỨC HÙNG

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ LÀM VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

(Tư tưởng đạo lí-Hiện tượng đời sống)

I. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội

a. Nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội là bàn về các sự việc, hiện tượng có ý nghĩa đối với xã hội, đáng khen, đáng chê hay có vấn đề đáng suy nghĩ.

b. Yêu cầu nội dung của kiểu bài này là:

-Nêu rõ được sự việc, hiện tượng có vấn đề.

-Phân tích mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của nó.

-Chỉ ra nguyên nhân.

-Bày tỏ thái độ, ý kiến nhân định của người viết.

c. Về hình thức, bài viết phải có bố cục mạch lạc, có luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp; lời văn chính xác, sống động.

d. Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống phải tìm hiểu kĩ đề bài, lập dàn bài, viết bài và sữa chữa sau khi viết.

+Dàn bài chung:

Mở bài: Giới thiệu sự việc, hiện tượng có vấn đề:

-Mô tả sự việc, hiện tượng (nêu các biểu hiện của nó).

-Nêu các mặt đúng, sai, lợi, hại của sự việc, hiện tượng.

Kết bài: Ý kiến khái quát đối với sự việc, hiện tượng.

+Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến có suy nghĩ và cảm thụ riêng của người viết.

Ví dụ: Bài văn “Bệnh lề mề” (Phương Thảo)

a) Trong bài văn này , tác giả bàn luận về một hiện tượng phổ biến trong đời sống: “bệnh lề mề”.

Hiện tượng ấy có biểu hiện là “coi thường giờ giấc”, cụ thể là:

-Cuộc họp ấn định vào lúc 8 giờ sáng mà 9 giờ mới có người đến.

b) Tác giả chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ phê phán của mình: “Bệnh lề mề suy cho cùng là do một số người thiếu tự trọng và chưa biết tôn trọng người khác tạo ra. Họ chỉ quý thời gian của mình mà không tôn trọng thời gian của người khác. Họ không coi mình là người có trách nhiệm đối với công việc chung của mọi người”.

c) Tác giả phân tích tác hại của bệnh lề mề:

-Bệnh lề mề gây hại cho tập thể. Đi họp muộn, nhiều vấn đề không được bàn bạc thấu đáo, hoặc khi cần lại phải kéo dài thời gian.

-Bệnh lề mề gây hại cho những người biết tôn trọng giờ giấc. Ai đến đúng giờ lại phải đợi người đến muộn.

-Bệnh lề mề còn tạo ra tập quán không tốt: Muốn người dự đến đúng giờ như mong muốn, giấy mời thường phải ghi giờ khai mạc sớm hơn 30 phút hay 1 giờ!

d) Cuối cùng, tác giả nêu lên ý kiến đề xuất:

Cuộc sống văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tôn trọng lẫn nhau và hợp tác với nhau. Những cuộc họp không thật cần thiết thì không nên tổ chức. Nhưng những cuộc họp cần thiết thì mọi người cần tự giác tham dự đúng giờ. Làm việc đúng giờ là tác phong của người có văn hóa.

II. Nghị luận vấn đề về một tư tưởng, đạo lí:

1) Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí là bàn về tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống…của con người.

2) Yêu cầu nội dung của bài nghị luận này là phải làm sáng tỏ các vấn đề tư tưởng, đạo lí bằng cách giải thích, chứng minh, so sánh, đối chiếu, phân tích,..để chỉ ra chỗ đúng (hay chỗ sai) của một tư tưởng đạo lí nào đó, nhằm khẳng định tư tưởng của người viết.

3) Bài viết phải có bố cục ba phần; có luận điểm đúng đắn, sáng tỏ; lời văn chính xác, sinh động.

4) Muốn làm tốt bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí, ngoài các yêu cầu chung đối với mọi bài văn, cần chú ý vận dụng các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp.

5) Dàn bài chung

Mở bài: Nếu vấn đề tư tưởng của đạo lí, nghị luận.

Thân bài:

+Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng, đạo lí.

+Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung.

Kết bài: kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hoặc hành động.

6) Bài làm cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá, đưa ra ý kiến riêng của người viết.

Ví dụ: Bài văn “Tri thức là sức mạnh” (Hương Tâm)

a) Văn bản này bàn về sức mạnh của tri thức.

b) Văn bản chia làm ba phần:

Phần I (đoạn thứ nhất): giới thiệu vấn đề nghị luận tư tưởng “Tri thức là sức mạnh”.

Phần II (đoạn văn thứ hai và thứ ba): chứng minh sức mạnh của tri thức trên các lĩnh vực.

Phần III (đoạn văn cuối): Phê phán những nhận thức, thái độ sai lệch, đề xuất thái độ đúng đối với tri thức.

c) Các câu mang luận điểm chính trong bài.

d) Bài văn đã sử dụng phép phân tích và chứng minh là chính.

e) Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí khác với bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống ở chỗ:

-Bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng trong đời sống thì xuất phát từ một sự việc, hiện tượng mà nêu ra vấn đề.

-Bài nghị luận về vấn đề tư tưởng, đạo lí thì xuất phát từ một vấn đề, một tư tưởng mà bàn bạc về vai trò, ý nghĩa của nó trong đời sống.

BÀI 1

Anh chị suy nghĩ gì về câu nói sau: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa với những người còn lại”.

BÀI LÀM

Sống và cách sống luôn là nỗi trăn trở chung của cả nhân loại. Con người ta khi sinh ra, tâm hồn ai cũng như ai, vô tư, hồn nhiên. Thời gian trôi qua, tính cách mỗi con người dần phát triển, và cũng hoàn toàn khác nhau. Mọi người bắt đầu nghĩ về lợi ích riêng của mình, dần dần dẫn đến những hành động, lời nói bất lợi cho người khác, khiến người khác cảm thấy khó chịu. Đó chính là lòng ích kỉ. Con người ta có biết bao nhiêu tính xấu, nhưng ngẫm cho kĩ thì hình như mọi tính xấu của con người đều từ một gốc mà ra. Tham lam cũng bắt nguồn từ sự ích kỉ muốn vơ hết về mình. Lật lọng, tráo trở cũng bắt nguồn từ ích kỉ nhằm đến cái lợi riêng cho mình. Tự phụ, độc đoán, luôn hiếu thắng, háo danh lúc nào cũng cho mình là nhất, xem thường người khác chẳng qua chỉ biết có mỗi mình. Và chắc chắn rằng: “Khi người chỉ sống vì mình, thì trở thành người thừa của những người còn lại”.

Có bao giờ bạn suy nghĩ đến cách sống của mình chưa? Có bao giờ bạn ngồi suy ngẫm rằng mình đã sống ra sao, đã cư xử với mọi người xung quanh như thế nào không? Tôi thì có đấy, nhưng tôi chỉ nghĩ đến nó khi chợt nhận ra rằng mọi người đang tránh xa tôi, đang rời khỏi tôi. Tôi tự thầm trách

HS NGUYỄN ANH ĐÀO

Bài 2:

Người bạn tốt nhất là người ở lại với ta khi mọi người bỏ ta mà đi. Hãy phát biểu về vẻ đẹp của tình bạn.

Gợi ý:

-Bạn là mối quan hệ kết giao không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người.

-Bạn có nghĩa là người gần ta, chia sẻ những vui buồn cùng ta.

bạn phải là người tốt cùng ta vượt qua những vui buồn, thử thách của cuộc đời.

-Nên chọn bạn mà chơi.

-Bạn tốt sẽ là những người bạn không bao giờ bỏ rơi ta lúc thành công cũng như thất bại.

-Học hỏi lẫn nhau những điều tốt ở bạn.

-Sống có nhiều bạn tốt, cuộc đời càng ý nghĩa, thú vị.

BÀI LÀM:

Trong suốt dặm dài cuộc đời, người ta

No comments: